Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu về 6 quyển sách hay về cải lương nói về sự ra đời của sân khấu cải lương và những chặng đường của cải lương Nam Bộ. Bên cạnh đó là sự xuất hiện của cải lương Miền Trung – Miền Bắc, câu chuyện đầy tâm huyết của những nghệ sĩ cải lương gạo cội.

Sân khấu cải lương Nam Bộ
Phải nói rằng, tác giả của tập sách cải lương này là một người rất đam mê cải lương. Đây chính là tình cảm của tác giả dành cho cải lương nên chứa đựng đầy tâm huyết trong đó. Sách nói về sự ra đời ra đời của sân khấu cải lương Nam Bộ được nhiều độc giả đón đọc.

Bước đường của Cải Lương
Sách gây ấn tượng ở ngay cách vào đề hấp dẫn, những suy luận khúc triết và cách trình bày mạch lạc. Tác giả Nguyễn Tuấn Khanh đã dần vén màn hai vấn đề chính được đề cập đến đó là thời gian xuất hiện và nguồn gốc của cải lương. Ông đã tìm tòi, nghiên cứu những hình ảnh sinh động nhờ những tư liệu quý giá.
Cách diễn đạt mộc mạc, giản dị, không cầu kỳ, hoa mỹ trong việc sử dụng từ ngữ, tác giả chỉ nói lại những gì mình biết và cho là đúng, chính vì điều này đã tạo là một làn sóng mạnh mẽ lôi cuốn người đọc. Điều đó tạo nên sự hấp dẫn trong Bước đường của cải lương của Nguyễn Tuấn Khanh.

Hát bội, đờn ca tài tử và cải lương cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20
Nhiều người nghĩ rằng hát chéo là văn hoá đặc thù của người miền Bắc, hát bội, hát tài tử và cải lương là văn hoá của người dân Nam bộ nhưng thực ra nhạc tài tử có nguồn gốc từ nhạc Cung đình Huế.
Với tình yêu nghệ thuật của mình, nhà nghiên cứu Nguyễn Lê Tuyên và Nguyễn Đức Hiệp đã kế thừa và tiếp cận những nguồn tài liệu đáng tin cậy để có một công trình đầy ý nghĩa giúp chúng ta hiểu thêm về loại hình văn hoá dân tộc đặc sắc này.

Hồi ký năm mươi năm mê hát, năm mươi năm cải lương
Đây là cuốn sách được viết bằng tâm huyết của học giả Vương Hồng Sển với nửa thế kỷ say mê nghệ thuật cải lương Nam Bộ với tất cả tấm lòng và trái tim. Cuốn này được in lần thứ nhất vào năm 1968. Điều đặc biệt ở cuốn sách này đó là tác giả không nói nhiều về đời tư mà tập trung nói đến lịch sử cải lương Nam Bộ từ ngày sơ khai đến thời hoàng kim, cực thịnh qua cái nhìn và cách sống của một con người yêu môn nghệ thuật này.

Nghệ thuật sân khấu: Hát bội, đờn ca tài tử và cải lương ở Sài Gòn và Nam Kì cuối thế kỉ XIX đến năm 1945
Cuốn sách này dựa trên một số tư liệu sách báo nhằm mục đích phác họa cho độc giả thấy bối cảnh và sự phát triển của các loại hình nghệ thuật sân khấu như hát bội, nhạc tài tử, ca ra bộ, cải lương và sự phong phú của lịch sử nghệ thuật sân khấu ở Sài Gòn nói riêng và Nam Kỳ nói chung trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến 1945.

Châu, chút tạ tình tri ân
Đây chính là kết quả của quá trình “thai nghén” suốt nhiều năm đầy trăn trở, suy tư của người viết. Cuốn bút ký được viết bằng giọng văn thủ thỉ tâm tình, hồn hậu như gói cả sông nước mây trời miền Tây.

Trên đây chính là 6 quyển sách hay về cải lương đầy tâm huyết, nói về sự ra đời của sân khấu cải lương và những chặng đường của cải lương Nam Bộ. Sự xuất hiện của cải lương Miền Trung – Miền Bắc, câu chuyện đầy tâm huyết của những nghệ sĩ cải lương gạo cội.
Sưu tập bởi cải lương mp3