Chèo là một loại hình sân khấu kịch hát đậm đà tính dân tộc trong kho kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian dân tộc.
Kinh đô Hoa Lư - Ninh Bình được coi là đất tổ của sân khấu chèo và người sáng lập là bà Phạm Thị Trân. Từ thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên, họ đã biết biểu diễn các vở chèo đầu tiên trên sân đình và loại nhạc cụ chủ yếu của chèo là trống chèo.
Nguồn gốc của chèo bắt nguồn từ âm nhạc và múa dân gian, nhất là trò nhại từ thế kỷ 10. Trong khoảng thời gian trước chèo chỉ có phần nói và ngâm các bài dân ca, nhưng do ảnh hưởng của nghệ thuật do người lính bị bắt mang tới, chèo có thêm phần hát.

Vào thế kỷ 18, hình thức chèo đã được phát triển mạnh ở vùng nông thôn Việt Nam và tiếp tục phát triển, đạt đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ 19. Đặc biệt, chèo sân đình, còn được gọi là chèo cổ hay là loại hình chèo cổ của những phường chèo xưa. Có thể khẳng định chèo sân đình hình thành ngôn ngữ nghệ thuật ngay khi thành hình và phát triển kịch chủng.
Ý nghĩa con đường gần 5 thế kỷ từ chèo Thuyền bản đến chèo Kiều, hay từ trò nhà Phật chuyển sang chèo sân đình qua biết bao biến thiên văn hóa xã hội, cả chính trị, đã để lại cho đời cả một kho tàng nghệ thuật sân khấu dân tộc quý giá, đòi các thế hệ sau quan tâm bảo tồn, kế thừa, phát huy và phát triển.

Lịch sử nghề hát chèo Việt Nam còn có chèo cải lương là một dạng chèo cách tân do Nguyễn Đình Nghi khởi xướng và theo đuổi. Chèo hải chê là loại hình dân ca hát vào Rằm tháng bảy hằng năm, bao gồm 4 phần: giáo roi, nhị thập tứ hiếu, múa hát chèo thuyền cạn và múa hát thập ân. Và phần kết thúc chèo hải chê thường là hát quan họ.
Những điểm nổi bật của hát chèo Việt Nam
Chèo tập trung miêu tả cuộc sống bình dị của người dân nông thôn và khát vọng sống thanh bình giữa một xã hội phong kiến đầy bất công, cuộc sống vất vả của người phụ nữ sẵn sàng hy sinh bản thân vì người khác.
Nội dung lấy từ những truyện cổ tích, truyện Nôm, mang tính giá trị hiện thực và tư tưởng sâu sắc. Chèo luôn gắn với chất "trữ tình", thể hiện những xúc cảm và tình cảm cá nhân của con người, phản ánh mối quan tâm chung của nhân loại: tình yêu, tình bạn, tình thương.
Nhân vật trong hát chèo
Các nhân vật thường mang tính ước lệ, chuẩn hóa và rập khuân và được xây dựng tính cách nhân vật thường không thay đổi với chính vai diễn đó. Diễn viên đóng chèo thường là những diễn viên không chuyên. Đặc biệt, “hề” là một vai diễn thường thấy trong tất cả các vở chèo.
Kỹ thuật kịch trong hát chèo
Kỹ thuật kịch là loại hình nghệ thuật tổng hợp các yếu tố dân ca, dân vũ và các loại hình nghệ thuật dân gian khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ; đây là hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng.

Nhạc cụ trong hát chèo
Về nhạc cụ thì chèo sử dụng tối thiểu là hai loại nhạc cụ dây là đàn nguyệt và đàn nhị, đồng thời thêm cả sáo nữa. Bên cạnh đó, các nhạc công còn sử dụng thêm trống và chũm chọe nữa.
Kết luận về lịch sử và đặc điểm của hát chèo Việt Nam đó là: trải qua trăm năm thời gian, con người đất Việt đã tạo nên xung quanh tâm hồn mình một cơ tầng văn hoá với những vỉa trầm tích quý giá, đó chính là hàng trăm, hàng nghìn câu ca dao, tục ngữ, dân ca, điệu hò… và nhất là nghệ thuật chèo truyền thống. Chúng ta hoàn toàn có thể tự hào về điều này. Xem thêm các vở hát chèo mp3 nỗi tiếng ở đây.