Khái niệm căn bản và nhạc cụ trong vọng cổ

- Lục huyền cầm: Lục Huyền Cầm hay Ghi-ta Việt Nam, Ghi-ta phím lõm, Ghi-ta Vọng cổ hoặc Ghi-ta cải lương là cây đàn được cải biến từ đàn Tây Ban Cầm (guitare espagnole moderne), phát sinh ra từ vùng Ðất Nam bộ Việt- Nam. Guitare là nhạc khí dây gãy có dọc (cần đàn), có bàn phím lõm khuyết sâu vào dọc.
- Cần đàn có phím lõm: các phím đàn phải được đào khoét lõm xuống để nhạc sĩ có thể "nhấn". Khi mua đàn cũ nên để ý xem sau khi lên giây, cần đàn còn thẳng hay không? Có loại cần đàn được dán ghép một thanh gổ mỏng loại rất cứng ở giữa, suốt dọc cần đàn, để chịu sức căng cho khỏi bị cong với thời gian. Vì nếu làm toàn bằng gổ cứng này thì đàn sẽ rất nặng nề.
- Dây đàn: Tùy theo ý thích có thể căn cứ theo sau mà chọn lựa.
- Cách so dây đàn: Bắt đầu nên so giây dưới diapason 1 bán âm (demi-ton). Vì căng quá thì khó nhấn, giây dùng quá thì note sẽ lạc.
- Cách so dây đàn: Bắt đầu nên so giây dưới diapason 1 bán âm (demi-ton). Vì căng quá thì khó nhấn, giây dùng quá thì note sẽ lạc.
- Đặc điểm dây đàn sau khi so: Giây 1, 3, 5 khi buông đồng âm (Mi =XÊ) cách nhau bằng octaves.
- Nốt nhạc vọng cổ so với nhạc Tây phương
- Các đặc điểm căn bản để đọc kí âm trong loạt bài này:
+ Các notes nào cần phải nhấn để rung sẽ có dấu hiệu "làn sóng" ngay phía trên note.
+ Note nhạc được ký âm theo qui uớc quốc tế (conventionnal).
+ Mỗi note trong bảng ký âm đều có đánh số như sau, để dù không quen vẫn có thể ấn trúng note.
- Kí âm 6 câu vọng cổ căn bản: các notes nhạc của bài vọng cổ này không có kiểu cách "bay bướm" (fantaisie) như các tay đàn nhà nghề.
- Chiều dài của 6 câu vọng cổ: Theo ngữ vựng cổ nhạc thì mỗi câu vọng cổ có 32 "nhịp".
- Rao : Ví dụ như bắt đầu câu 1 VC là "nói lối" hoặc ngâm sa mạc (hoặc ca tân nhạc) tức là phần ad. lib, trong lúc đó thì nhạc sĩ cũng ad. lib, gọi là "RAO".
- Nhồi:nhạc sĩ sẽ Nhồi sau khi ca sĩ vô chử HÒ (nhịp 16) cùng với nhạc sĩ, khi khán giả vỗ tay và sân khấu phực đèn màu.
Một số đặc điểm cơ bản của những câu vọng cổ:

- Câu 1 và câu 4 bắt đầu ở nhịp 16, vì trước nhịp 16 thường là ngâm thơ, nói lối, tân nhạc v.v...
- Thường thường và dễ ca nhất là bắt đầu vào ở nhịp 16 nếu lời ca ngắn. Ví dụ: câu 1, 2 ,4, và 5. Nếu lời ca dài thì bắt đầu ở nhịp 8,10,12...v.v..(đầu,giữa hoặc cuối câu).ví dụ: câu 3 và 6
- Trong câu 5 vọng cổ những nhịp quan-trọng là nhịp 16, nhịp 24 Song-lang, nhịp 32.
- Nhịp 16 là điểm xuất phát cho những câu Vọng cổ có Hò 16 và Hò 20 đi liền như câu 1,2 ,4 , 5 vì từ nhịp 16 trở đi , những câu này đi theo một TEMPO giống hệt nhau và thuờng được diễn tả là rất... mùi!
- Xề
Trên đây là nội dung về lý thuyết cơ bản và nhạc cụ cũng như quy luật của 6 câu ca vọng cổ. Để tìm hiểu sâu hơn về laoij hình nghệ thuật này bạn cũng có thể đọc các tài liệu tham khảo viết về vọng cổ.
Nghe thêm nhạc vọng cổ mp3 ở đây.