Và điều đặc biệt phải kể đến đó chính là sự ra đời của sáng tác độc đáo “tân cổ giao duyên”- bài hát đã tồn tại được nửa thế kỷ qua. Tân cổ giao duyên là hình thức sáng tác nghệ thuật độc đáo giữa cổ nhạc và tân nhạc, phát triển mạnh mẽ vào những năm 1960, 1970 và đã làm say đắm bao trái tim đam mê vọng cổ.
Ai là tác giả Bảy Bá (Lê Khanh)?
Đa số các tài liệu nghiên cứu đều khẳng định và công nhận soạn giả NSND Viễn Châu chính là cha đẻ của bài “tân cổ giao duyên”. Ông còn được biết đến trong vai trò là nhạc sư, danh cầm đàn tranh và là một trong 5 danh cầm xuất sắc xuất phát từ đờn ca tài tử Nam Bộ với một tên gọi thân mật là nhạc sĩ Bảy Bá. “Anh Bảy Bá được coi là một trong những cây đại thụ của giới soạn giả sân khấu cải lương miền Nam đã khai sinh ra thể loại tân cổ giao duyên cách đây 50 năm” - theo GS - TS Trần Văn Khê. Bên cạnh đó, anh còn là người viết nhiều nhất bài tân cổ giao duyên, được các soạn giả, nghệ sĩ mộ điệu suy tôn là ông vua viết bài vọng cổ.
Soạn giả - NSND Viễn Châu được xem người đã nâng bản vọng cổ lên một sắc thái mới vào thời gian đó khiến nó trở nên hay, đẹp hơn từ nhạc điệu, ý thơ đến tính văn học, điển tích và hơn hết là cái thần của nó, là ý tình luôn đong đầy trong hàng trăm bài ca của ông.
Lúc Bảy Bá cho ý kiến lồng những những tân nhạc mang âm hưởng dân ca, tân cổ sát với ngũ cung vào cổ nhạc để phát triển thêm, có ít nhạc sĩ tân nhạc tỏ ý không đồng tình vì vốn dĩ người ta luôn có sự kỳ thị với cải lương tân cổ. Từ đó, Bảy Bá quyết định sáng tạo dòng nhạc tân cổ giao duyên mới. Bài tân nhạc đầu tiên đã kết hợp thành tân cổ giao duyên đó là "Dưới ánh trăng xuân" do Bảy Bá viết được dựa trên nhạc của nhạc sĩ Lam Phương.
Tuy nhiên, một số ý kiến khác lại cho rằng soạn giả Lê Khanh mới chính là người khởi xướng việc ghép nhạc vào bài vọng cổ để hình thành bài “tân cổ giao duyên”. Theo soạn giả Lê Khanh, năm 1958, ông và soạn giả Thiếu Linh đã sáng tác bài vọng cổ gối đầu cho bài tân nhạc.
Cha đẻ là ai là điều không còn quan trọng nữa
Việc tranh luận việc ai là cha đẻ của loại nhạc cổ giao duyên này đến nay vẫn chưa có hồi kết. Phản bác lại ý kiến của những soạn giả, nhạc sĩ thời đó về việc những người này công kích việc đẻ ra tân cổ giao duyên là giết chết bài vọng cổ chính là NSND Viễn Châu. Theo soạn giả Kiên Giang thì “Nhạc sĩ Minh Lương năm 1958 cũng đã từng sáng tác phần tân nhạc cho vở cải lương Mộng đẹp đêm trăng, dựa theo phim Romeo và Juliet do dịch giả Nguyễn Thanh Hiệp chuyển ngữ. soạn giả Mai Quân viết kịch bản, soạn giả Thanh Cao chuyển thể cải lương. Việc soạn giả Lê Khanh có sáng kiến đưa tân nhạc vào cổ nhạc có thể cùng với các thời điểm này nhưng người đúc kết trường phái, tạo được nền tảng hệ thống lý luận để có thể bảo vệ thể điệu tân cổ giao duyên chính là soạn giả NSND Viễn Châu” . Và khi hỏi lại NSND Viễn Châu, ông nói: “Hơn nửa thế kỷ rồi, công chúng chẳng cần biết ai là cha đẻ của thể điệu này, chỉ biết nó tồn tại khi người nghe cảm thấy hạp với tâm trạng của mình. Đó là điều tôi hạnh phúc nhất”.