Để có được giá trị đó thì các nghệ nhân đã không ngừng dung nạp, chọn lọc tinh hoa nghệ thuật trong và ngoài nước kể từ khi ra đời. Bên cạnh đó, những tiền bối này liên tục bồi đắp sáng tạo, làm cho nghệ thuật Cải lương theo thời gian phát triển đa dạng, phong phú, trong đó có nghệ thuật Cải lương Tuồng Cổ.

Giá trị nhân văn
Bộ môn nghệ thuật này ngày càng được phát triển theo thời gian về cả số lượng và chất lượng với các gia đình và chi tộc. Nổi bật là tại thành phố HCM có 2 dòng tộc theo trường phái Tuồng cổ là đại gia đình Vĩnh Xuân, Bầu Thắng - Minh Tơ - Thanh Tòng(1) và Huỳnh Long(2).
Trước hết là NSND Thanh Tòng được mệnh danh là vị “Thống soái” của nghệ thuật Cải lương Tuồng cổ. Ông và người chú ruột nhạc sĩ Đức Phú là người có công đầu, công lớn xây chiếc cầu nối giữa xưa - sau, là nhân tố quyết định làm nên cuộc “lột xác” từ Cải lương pha Hát bội - Cải lương Hồ Quảng.
Ý nghĩa, các tuồng tích hầu hết mang tính giáo dục cao, đề cập đến các câu chuyện hiếu, trung, lễ, nghĩa và đưa ra những bài học giúp con người hướng thiện.
Năm 1990, NS Bạch Long thành lập đoàn Đồng ấu Bạch Long và các diễn viên trong đoàn này được NS Bạch Long thị phạm từng nhân vật cụ thể, chỉ dẫn cách ca ngâm, hóa trang, vũ đạo và diễn xuất trong các vở tuồng do anh biên soạn và dàn dựng. Từ “lò” đào tạo bằng phương pháp truyền nghề này, hầu hết các diễn viên đều đạt giải thưởng cao ở các kỳ Liên hoan, Hội diễn Sân khấu Cải lương chuyên nghiệp toàn quốc và đoạt các giải thưởng chuyên môn.

Giá trị nghệ thuật
Năm 1980, nhiều vở diễn đề tài lịch sử Việt Nam ra đời, khẳng định thế mạnh của Đoàn Minh Tơ ở thể loại Tuồng cổ, như: Dựng cờ cứu nước, Câu thơ yên ngựa, Giai nhân và Dũng tướng, Ngọn lửa Thăng Long, Bảo táp Nguyên phong, Tô hiến Thành xử án, Má hồng soi kiếm bạc, Bức ngôn đồ Đại Việt,... với nhiều bài bản tân nhạc được sáng tác hoàn toàn mới trên nền nhạc Bolero, Dân ca,… qua đó xây dựng hình tượng nghệ thuật - các nhân vật lịch sử mang tính giáo dục cao như Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Huệ, Phạm Cự Chích,... góp phần hiệu quả trong định hướng thẩm mỹ hưởng thụ nghệ thuật sân khấu, tạo nên sắc thái độc đáo riêng của nghệ thuật Tuồng cổ, với các trình thức vũ đạo đẹp mắt, diễn xuất đặc tả nội tâm nhân vật. Đó là sự phát triển, thành quả đáng ghi nhận của Cải lương Tuồng cổ về mặt biên kịch, âm nhạc, dàn dựng, vũ đạo.

Trên đây chính là những giá trị nhân văn và giá trị nghệ thuật của cải lương tuồng cổ. Có thể khẳng định lại để có được giá trị đó thì các nghệ nhân đã không ngừng dung nạp, chọn lọc tinh hoa nghệ thuật trong và ngoài nước kể từ khi ra đời. Do đó thế hệ ngày nay cần biết trân trọng và phát huy các giá trị cao đẹp đó. Nghe cải lương tuồng cổ mp3 here.