Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về loại hình nghệ thuật này. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu một số khái niệm cơ bản trong hát ca trù cho những người chưa hiểu rõ về ca trù Việt Nam.

Khái niệm: ca trù, ả đào
Ca trù là khái niệm chỉ một lối hát mà trong đó có rất nhiều điệu hát như: thét nhạc, non mai, hồng hạnh, hát nói...Ngoài ra, khái niệm ca trù còn có thể thay thế bằng một số khái niệm khác như: hát ả đào, hát nhà trò, hát nhà tơ, hát cô đầu,... mà nội dung không hề có sự thay đổi và vẫn được hiểu như nhau.
Ả đào là thành viên quan trọng của tiệc ca trù, vai trò của ả đào là làm ca sĩ cho tiệc hát nhưng khác với ca sĩ ở chỗ ả đào vừa hát vừa gõ phách. ả đào là nữ giới, kép là nam giớị.
Khái niệm: cầm chầu ,cô đầu nòi, cô đầu rượu
Cầm chầu: đánh trống cho ả đào hát gọi là cầm chầụ Dùi trống, làm bằng gỗ quý, gọi là roi chầụ Cầm chầu là tham gia vào ban nhạc, nghĩa là cũng có khổ, có tiếng trống khoan, trống mau như đàn và phách.\
Cô đầu nòi chính là những con hát ở trong họ truyền thống.
Cô đầu rượu là khái niệm xuất hiện ở cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Dùng để chỉ các cô gái đến hầu khách, tiếp rượu hoặc uống rượu để mua vui cho khách nhưng không biết hát.
Khái niệm đàn đáy
Đàn đáy là một nhạc cụ đặc trưng cho lối hát ca trù, còn gọi là vô để cầm, nghĩa là đàn không đáy. Đàn có ba dây, 11 phím, thùng vuông, thân đàn dàị.

Khái niệm đầu thưởng, vai thưởng, nách thưởng
Đầu thưởng là thưởng câu, thời ca công. Vai thưởng là thưởng vào chốn tiếp thời ca công. Nách thưởng là gọi vào chốn tục.
Khái niệm đủ khổ, dôi khổ, thiếu khổ
Cấu trúc một bài hát nói đầy đủ 11 câu, trừ phần mưỡu, gọi là một bài hát đủ khổ, trên 11câu là dôi khổ, chưa đủ 11 câu gọi là thiếu khổ.
Khái niệm giáo phường, hãm
Giáo phường là một tổ chức của hát ca trù gồm nhiều họ. Cô đầu và kép từng vùng đều có một tên họ riêng, đào, kép ở họ nào mang tên họ ấy kèm theo tên của mình.
Hãm là điệu hát của ca trù, hát ngâm hãm để chuốc rượu chúc mừng trong các tiệc vui hoặc tiệc mừng thọ. Khúc hát hãm có từ một mừng đến mười mừng
Khái niệm: hát ả đào, hát cô đầu, hát cửa đình, hát cửa quyền, hát nhà tơ và hát nhà trò
Hát ả đào cũng như khái niệm ca trù, hát ả đào là tên gọi chung của rất nhiều điệu hát và có thể thay thế các khái niệm như ca trù, hát cô đầu, hát nhà trò,...Đó là những tên gọi khác nhau của cùng một nội dung.
Hát cô đầu: hai khái niệm hát ả đào và hát cô đầu là cùng một nghĩa, một nội dung.
Hát cửa đình là cuộc hát được tổ chức tại đình làng hàng năm.Thời điểm tổ chức là vào ngày mở hội tế thần, tế thành hoàng làng.
Hát cửa quyền xưa nay được hiểu là hát ở trong cung vua, nghĩa là nơi hát, địa điểm hát góp phần tạo tên gọi lối hát. Phạm Đình Hổ trong Vũ trung tùy bút mô tả sự khác nhau giữa hát ở cửa quyền và hát ngoài giáo phường.
Hát nhà tơ là tên gọi khác của hát ca trù, hát ả đào,
Hát nhà trò thường được gọi để thay thế các tên gọi khác như ca trù, ả đào, nhà tơ,...

Khái niệm: kép
Kép cùng với đào là những thành viên quan trọng trong tổ chức hát ca trù, thông thường cũng được gọi chung là đào kép, trong đó vai trò chính của kép là gẩy đàn (nhạc công), đào là hát.
Khái niệm: quan viên
Khái niệm quan viên trong ca trù dùng để gọi những người tham gia nghe hát., quan viên cũng có thể tham gia cầm chầụ đồng thời họ có thể vừa là công chúng thưởng thức và cũng có thể là thành viên của ban nhạc.
Khái niệm: xuyên thưa, phách
Xuyên thưa là ba tiếng trống (đánh khoan thai) vào đầu câu thứ tư, xuyên mau là ba tiếng trống (đánh gấp) vào đầu câu thứ 8.
Phách là một bộ phận nhạc cụ của hát ả đào, dùng cho ả đào gõ nhịp khi hát. Nó không phải là nhạc cụ của nhạc công mà là nhạc cụ của ả đào, của người hát.
Khái niệm về: quản giáp, ty giáo phường và trù tiền
Quản giáp là kép hát. Trong Đại Việt sử kí toàn thư viết: “..Lại đổi chức hỏa đầu làm chính thủ, chỉ con hát mới gọi là quản giáp”. Vậy nên tên gọi quản giáp cũng có sự biến đổị có ý kiến xem quản giáp có vai trò nào đấy trong giáo phường.
Ty giáo phường là một sự liên kết, tập hợp của các giáo phường các địa phương các xã, các giáp, các họ và ty giáo phường mang hình thức phường hộị
Tức tiền trù, hay còn gọi là tiền xướng trù (xướng trù tiền), là số tiền được trả cho giáo phường hay thành viên khi tham gia hát và tiền được trả theo quy ước, thỏa thuận.
Trên đây là một số khái niệm liên quan đến loại hình nghệ thuật nổi tiếng đó là ca trù. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho quy độc giả, bạn nào muốn nghe nhạc về ca trù mp3 thì click vào nhé.