Như vậy, hát xẩm là loại hình âm nhạc dân gian tưởng mai một lại đang có đà sống dậy mạnh mẽ.
Chiếu xẩm ở chợ Đồng Xuân
Từ gần 10 năm nay thì Chiếu xẩm chợ Đồng Xuân đã trở thành nếp văn hóa của phố cổ Hà Nội mỗi dịp cuối tuần. Nét đẹp văn hóa này đã thu hút sự quan tâm của nhiều người, quy tụ nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
Một nhân chứng sống - Nhạc sĩ Thao Giang - người đứng đầu Trung tâm Phát triển Nghệ thuật âm nhạc Việt Nam, cũng là người đã cất công đưa chiếu xẩm trở thành nét sinh hoạt văn hóa thường kỳ của người dân thủ đô từ năm 2006. Ông kể lại: Trên sân khấu rộng chừng 20m2, người dân được cuốn theo không khí rộn ràng của các bài xẩm Vui nhất có chợ Đồng Xuân, Chân quê, Mẹ ra thành phố thăm con, Tiễu trừ tham nhũng... rồi được lắng đọng cùng ca từ, nội dung bài hát. Với khán giả ở mọi lứa tuổi khác nhau từ anh bán vải, chị bán phở tới bà hàng nước, từ dân quanh khu phố cổ tới khách du lịch gần xa…

Hát xẩm được khán giả chào đón trên sân khấu lớn dưới sự đón nhận của dân chúng. Théo đó, chương trình “Xẩm và Đời" của nhóm xẩm Hà Thành được trình diễn trên sân khấu Nhà hát Lớn vào đầu năm 2015, với MC là người mẫu Trà Ngọc Hằng. Cô kế lại: “ cho biết, cô đã rất bất ngờ trước lượng khán giả đông đảo yêu mến, ủng hộ nghệ thuật hát xẩm. "Khán phòng Nhà hát Lớn chật kín, đặc biệt, có một số khán giả là giám đốc câu lạc bộ Arsenal châu Á cũng mua vé đi xem nhưng đến muộn một chút nên họ phải kê ghế nhựa ngồi tận trên tầng ba”.
Hát xẩm trong dân gian
Ngày giỗ tổ nghề hát xẩm là ngày 22 tháng 2 Âm lịch hằng năm. Vào ngày này, các phường hát xẩm lại tụ họp tại một địa điểm nhất định, sinh hoạt và chỉ dẫn nhau về làn điệu, chỉ dạy con cháu tập luyện. Nhạc sĩ Thao Giang cùng trung tâm của ông đã khôi phục ngày giỗ tổ nghề hát xẩm tại Văn Miếu vào năm 2008. Theo ông, xẩm vốn bắt nguồn từ các làng quê miền Bắc và sau này khi Hà Nội hình thành 36 phố phường, nghệ nhân các làng nghề khắp nơi lên sinh sống ở Hàng Nón, Hàng Mành, Hàng Khoai, Lò Rèn... mở ra cho Hà Nội một thị trường mới, không bó hẹp trong hoạt động nông nghiệp nữa.

Nói về nội dung thì mỗi bài hát xẩm là một câu chuyện có đầu có cuối và bao giờ kết quả cũng có hậu. Về ý nghĩa thì hát xẩm mang nhiều tính đạo lý, răn dạy con người, mượn nhiều câu nói của dân gian đưa vào. Bên cạnh đó, ác làn điệu xẩm có thể chia theo môi trường diễn xướng - trong xẩm chợ thì nội dung gì hợp với không khí chợ sẽ đưa vào, hay xẩm nhà tơ, xẩm sông nước…

Có thể nói, âm nhạc dân gian vốn là những diễn xướng bắt nguồn và lớn lên, lưu truyền từ dân gian thể hiện rõ qua nguồn gốc hát xẩm tại Miền Bắc Việt Nam. Và sự tán thưởng, hưởng ứng, tương tác của người dân với các tiết mục cho thấy, âm nhạc dân gian cần được tôn vinh trên những sân khấu lớn như một loại hình nghệ thuật.
Nghe hát xẩm mp3 miễn phí ở đây.